Đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa của khách hàng, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng và hoàn thiện app cho mình để đẩy mạnh độ nhận diện thương hiệu hơn. Vậy, giữa muôn vàn các ứng dụng được quảng cáo nhan nhản trên thị trường, liệu bạn có biết được đâu là tiêu chí cần thiết khi thiết kế ứng dụng mobile hay không? Cùng tham khảo PSA Solutions tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết bên dưới nhé!
Mỗi ứng dụng hoàn thiện đều cần phải đáp ứng những yêu cầu nhất định của doanh nghiệp, không thể đáp ứng được hết thì cũng buộc phải đáp ứng được những yêu cầu quan trọng. Yêu cầu của doanh nghiệp có thể thiên về công cụ hoặc yêu cầu làm rõ về các khoản chi phí. Các đơn vị phát triển app chuyên nghiệp sẽ cố gắng phát triển ứng dụng hiệu quả với độ hoàn thiện tốt nhất.
Tập trung và hoàn thiện các yêu cầu của doanh nghiệp
Như vậy, việc thiết kế app mobile buộc phải dựa trên những đề xuất và yêu cầu của doanh nghiệp. Nhiều công ty thiết kế phần mềm chuyên nghiệp còn hỗ trợ khách hàng trong việc xác định ra yêu cầu, mục tiêu, và hoàn thiện chiến lược xây dựng ứng dụng thành công.
Đúng vậy, có rất nhiều tính năng cần được phát triển cho một ứng dụng, nhưng phải tập trung vào những tính năng cốt lõi một cách phù hợp nhất. Những tính năng này là động lực chính để người tiêu dùng (những khách hàng của doanh nghiệp) tải và trải nghiệm mobile app.
Trước khi bắt tay vào việc nghiên cứu những tính năng chính, bạn hãy thử trả lời những câu hỏi dưới đây:
Khi bạn trả lời và xác định những câu hỏi trên, bạn sẽ hình dung và vạch rõ được những gì mà app của bạn có thể giải quyết được cho vấn đề mà khách hàng đang quan tâm. Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng chính là bạn đang đi đúng xu hướng lập trình ứng dụng hiện nay.
Doanh nghiệp luôn phải xác định rõ các tính năng cốt lõi cho app
Một app mua hàng sẽ phải tập trung vào những chức năng chính như: chức năng xem, chọn, tìm sản phẩm; chức năng thanh toán; chức năng thêm vào giỏ hàng, thanh toán... rồi tiếp đến mới tập trung vào các chức năng phụ như tạo minigame, nhắn tin... Tương tự, các app mobile khác cũng phải nghiên cứu rõ từng tính năng cần thiết và phù hợp cho mình.
Trải nghiệm người dùng (UX) có vai trò rất quan trọng quyết định cho sự thành công của một ứng dụng mobile. Do đó, rất nhiều ứng dụng hiện nay đều nâng cấp trải nghiệm sử dụng cho người dùng một cách rất thường xuyên và đạt được hiệu quả cao. Trải nghiệm người dùng (User Experience) là cách mà một khách hàng sử dụng sản phẩm cảm nhận khi thao tác và sử dụng các tính năng của app. Khách hàng cần ứng dụng có giao diện đẹp, tốc độ sử dụng mượt mà. Nhưng nếu bạn không đáp ứng được điều đó, họ sẽ có những trải nghiệm không tốt, thậm chí là không sử dụng app nữa mà chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ.
Hãy chú ý tối ưu được trải nghiệm người dùng (UX). Đây là yêu cầu bắt buộc.
Vậy, tại sao lại cần phải tối ưu trải nghiệm người dùng (UX)?
Bởi vì, trải nghiệm hoàn hảo chính là thứ mà bất kỳ một khách hàng nào cũng muốn. Và hơn thế nữa, những trải nghiệm tốt sẽ khiến khách hàng yêu thích và thường xuyên sử dụng app của bạn hơn, thậm chí có thể quảng cáo hộ hay mời bạn bè cùng sử dụng. Điều này gián tiếp giúp cho app của bạn ngày càng tăng số lượng người dùng nhiều hơn.
Những yếu tố mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng có thể kể đến như: sự quen thuộc (familiarity), tôn trọng nhu cầu khách hàng (respect) và mang lại sự thoải mái (pleasure) của khách hàng khi lần đầu sử dụng mobile app. Nhưng để cân bằng và tối ưu được ba yếu tố này thì doanh nghiệp cần đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc mới có thể thành công.
Đó cũng chính là nguyên nhân tại sao rất nhiều “ông lớn” trong ngành công nghệ lại chi rất nhiều ngân sách cho việc tối ưu trải nghiệm người dùng.
Và cách tốt nhất để doanh nghiệp có thể bảo đảm tối ưu giao diện và trải nghiệm người dùng cho sản phẩm của mình đó là thuê các đơn vị lập trình ứng dụng có uy tín thực hiện. Có rất nhiều đơn vị agency hiện nay cung cấp dịch vụ tư vấn giải pháp, hỗ trợ tư vấn chi phí triển khai cũng như giúp doanh nghiệp định hình và xác định rõ hướng đi cho mobile app của mình. Một mẹo giúp việc tìm kiếm agency lập trình dễ dàng hơn đó là tìm kiếm thông qua nền tảng kết nối Upwork, với nền tảng này bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các công ty thiết kế app (hoạt động tại Việt Nam), chi phí cạnh tranh minh bạch, nhận được đánh giá phản hồi tích cực từ doanh nghiệp.
Nhờ có Upwork, bạn có nhiều cơ hội được hợp tác với các công ty phát triển app chuyên nghiệp hơn, uy tín hơn vì chính sách kiểm duyệt agency trên Upwork nổi tiếng là khắt khe và rất khó để một agency được hiển thị.
Là hai hệ điều hành có lượng người dùng nhiều nhất thế giới. Hầu hết tất cả các ứng dụng phổ biến hiện nay đều xuất bản và có thể sử dụng trên cả hai hệ điều hành này. Mặc dù số lượng người dùng hệ điều hành Android có vẻ cao hơn rất nhiều so với iOS, nhưng với sự thịnh hành và bành trướng không ngừng của nhà Apple, chắc chắn trong tương lai, lượng người sử dụng iOS sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh. Chính vì vậy, doanh nghiệp của bạn nếu muốn mobile app tiếp cận được nhiều khách hàng hơn đối thủ thì đừng nên bỏ qua bất kỳ hệ điều hành nào.
Một tin tức quan trọng mà doanh nghiệp cần phải lưu ý, để có thể xuất bản dễ dàng ứng dụng mobile lên Appstore hoặc CH Play, bạn nên tìm hiểu và tuân thủ các chính sách quy định về kiểm duyệt của mỗi loại hệ điều hành.
Cả 2 hệ điều hành đều có số lượng người dùng rất lớn
Nhiều doanh nghiệp không có kinh nghiệm trong việc tìm hiểu các chính sách này sẽ cần nhờ đến các công ty lập trình ứng dụng uy tín để thực hiện xuất bản app đúng quy trình nhất. Những đơn vị này đã có kinh nghiệm phát triển và quá trình xuất bản app đáp ứng kiểm duyệt của các hệ điều hành phổ biến, nên chắc chắn một điều rằng họ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xuất bản được app dễ dàng hơn.
Như vậy, với những thông tin hữu ích mà bài viết đã cung cấp cho bạn về tiêu chí tốt nhất khi thiết kế mobile mobile, hy vọng rằng doanh nghiệp của bạn sẽ sớm phát triển và xuất bản thành công ứng dụng di động cho khách hàng. Đừng quên tìm hiểu tin tức và tận dụng tối đa năng lực của các công ty thiết kế app chuyên nghiệp để tối ưu hành trình sử dụng của khách hàng hơn nhé!