Bài viết

Top 5+ cách tạo phần mềm ứng dụng không phải ai cũng biết

By Papillon on Tháng Mười 10, 2021

Phần mềm ứng dụng (tên tiếng Anh là application software) là các phần mềm/chương trình có thể hoạt động trên mọi thiết bị điện tử thông minh ngày nay như: máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng (tablet)...

Phần mềm ứng dụng mang lại rất nhiều tiện ích cho người dùng nhưng không pahir ai cũng biết cách tạo phần mềm ứng dụng. Trong bài viết này, PSA Solutions sẽ giới thiệu đến các bạn cách thức hoạt động của phần mềm ứng dụng cũng như những cách tạo phần mềm ứng dụng không phải ai cũng biết.

Top 5+ cách tạo phần mềm ứng dụng không phải ai cũng biết

Phần mềm ứng dụng trong đời sống

Rất dễ để bạn có thể tìm thấy sự hiện diện các phần mềm ứng dụng trong đời sống ngày nay. Sự phổ biến và tiện dụng của các thiết bị điện tử thông minh đã dẫn đến các ứng dụng (app) được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ công việc đến giải trí. Và không biết từ lúc nào, các phần mềm ứng dụng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

Có thể kể đến như các ứng dụng văn phòng như Microsoft Office, Open Office giúp chúng ta lưu trữ, sửa đổi văn bản, số liệu một cách thuận tiện, dễ dàng. Hay các phần mềm hỗ trợ học tập, chơi game, nghe nhạc, xem phim để giải trí...

Đặc biệt hơn như ngành quốc phòng cũng sử dụng phần mềm chuyên dụng để điều khiển tín hiệu radar, tính toán đo lường các chỉ số, khoảng cách, hướng đi của các vật thể bay để phục vụ trong quân sự.

Phần mềm ứng dụng trong đời sống

Cách tạo phần mềm ứng dụng

Phần mềm ứng dụng gần như đã thay thế các phương thức truyền thống trong việc hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta. Không những thế, các kỹ sư phần mềm đã và đang tạo ra ngày càng nhiều những phần mềm có tính ứng dụng hơn, thông minh hơn.

Nhìn chung, chúng ta có hai cách chính để tạo ra một ứng dụng (app) cho các thiết bị di động (Android hoặc iOS) là tự mình thiết kế hoặc thuê người khác xây dựng giúp mình. Nếu lựa chọn tự phát triển, các bạn có thể có lựa chọn tạo ứng dụng cho mình thông qua các nền tảng thiết kế ứng dụng online hoặc tham gia các lớp học chuyên sâu về lập trình phần mềm.

Tự tạo phần mềm ứng dụng qua các nền tảng online

Bất cứ ai cũng có thể tạo một phần mềm ứng dụng thú vị cho bạn, nhưng chỉ những ai có đủ kiến thức và có khả năng mới có thể tạo ra được các phần mềm ứng dụng thực sự. Đấy là chưa kể bạn sẽ phải học hỏi rất nhiều thứ liên quan đến công nghệ thông tin, ngôn ngữ lập trình, quy cách thiết kế app,... Với những ai chưa từng có kiến thức nền tảng thì đây chắc chắc không phải là chuyện dễ dàng. Chính vì vậy, đã có những tổ chức, công ty tạo ra các nền tảng online giúp các doanh nghiệp có thể tự tạo được một phần mềm ứng dụng của riêng mình.

Ưu điểm của hình thức này đó là cho phép bạn có thể tạo được các phần mềm ứng dụng nhanh chóng, đơn giản, chi phí phù hợp qua những nền tảng có sẵn bằng các hình thức kéo thả, zoom-in, zoom-out... Tuy nhiên, những nền tảng này chỉ tốt cho những phần mềm đơn giản như phần mềm check-in, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm thay thế website... Với những phần mềm cần tác vụ phức tạp như bán hàng, tương tác, giải trí,... thì đây không phải là lựa chọn tốt.

Bên dưới là một số nền tảng thiết kế ứng dụng phổ biến được nhiều người đánh giá cao mà các bạn có thể tham khảo nếu muốn tự tay thiết kế một ứng dụng.

Andromo.com

Andromo.com

Nền tảng Andromo chính là một trong những nền tảng đầu tiên giúp lập trình ứng dụng Android được biết đến nhiều nhất ngày nay, với quy trình thiết lập, hướng dẫn sử dụng dễ dàng, làm quen nhanh chóng và có tùy chọn nhiều giao diện màn hình khác nhau miễn phí.

Để xây dựng được một ứng dụng thuộc hệ điều hành Android thông qua nền tảng Andromo, bạn cần thực hiện ba bước đơn giản bao gồm:

Lên ý tưởng, dự án phát triển ứng dụng Andromo.

Lên ý tưởng nội dung, màu sắc, bố cục của ứng dụng mà bạn muốn.

Thực hiện các thao tác kéo - thả để căn chỉnh thiết kế ứng dụng của bạn.

Tuy vậy công cụ xây dựng ứng dụng này có một điểm bất lợi so với rất nhiều công cụ hàng đầu bây giờ đó là không hỗ trợ chức năng xem trước giao diện để giúp bạn có thể hình dung ứng dụng của mình sẽ trông như thế nào khi thêm/bớt các mục, hoặc thay đổi định dạng cụ thể.

Appypie.com

Appypie.com

Appypie.com (trước đây là AppMakr.com) là nền tảng thiết kế ứng dụng tiếp theo mà PSA Solutions chia sẻ. Nền tảng này dựa trên điện toán đám mây cho phép bạn tạo các ứng dụng trên hệ điều hành iOS, HTML5 và Android mới nhất. Tương tự như như nền tảng Andromo, Appypie giúp tùy biến tính năng bằng nhiều bộ sưu tập hình ảnh có độ phân giải cao, tạo thông báo đẩy, tạo phòng chat, tích hợp bản đồ Google, mua sắm trong ứng dụng và hơn thế nữa.

Tuy nhiên, mức giá để thiết kế ứng dụng bằng phương pháp này lại không hề rẻ với 99 đô la Mỹ cho một lần xuất bản. Và điều đáng nói hơn là các app sẽ bị hạn chế chỉnh sửa phiên bản sau khi đã phát hành lên các cửa hàng như Google Play và App Store. Trong suốt thời gian sử dụng, nếu bạn có nhu cầu muốn thay đổi và cập nhật lại phiên bản, sẽ bắt buộc bạn phải trả phí rất cao.

Teraapp

Teraapp

Là một trong những nền tảng hỗ trợ tạo app miễn phí tốt nhất hiện nay. Thậm chí khi bạn không có kiến thức về lập trình, chỉ cần một vài thao tác đơn giản như kéo, thả chuột bạn sẽ dễ dàng sở hữu ngay một app đơn giản, chức năng cơ bản trong vòng 10 phút. Nền tảng này thiết kế app trên điện toán đám mây.

Teraapp còn cho phép bạn tạo ứng dụng hoạt động được cho cả iOS và Android. Kho giao diện khá phong phú cũng như mang lại nhiều sự tiện lợi cho người sử dụng.

Appteng

Appteng

Appteng được xem là một trong những nền tảng hỗ trợ lập trình ứng dụng đầu tiên do người Việt Nam phát hành. Mặc dù ra đời chưa lâu, Appteng cũng sử dụng công nghệ điện toán đám mây để hỗ trợ cho việc thiết kế ứng dụng tốt hơn. Cũng chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn sẽ dễ dàng tạo ra những ứng dụng độc đáo cho riêng mình. Nền tảng này cũng cho phép ứng dụng sau khi tạo ra cũng có thể chạy được trên cả hệ điều hành là iOS và Android.

Ehubly

Ehubly

Ehubly ra đời với phương châm hỗ trợ viết app không cần biết code, không cần kiến thức về lập trình. Nền tảng đã hỗ trợ rất nhiều người trong việc tạo ra được các app với chức năng cơ bản. Ehubly cũng cho phép xuất bản app trên hệ điều hành iOS và Android. Đây cũng là một trong những nền tảng tạo app khá phổ biến hiện nay.

Tham gia các lớp học chuyên sâu phát triển phần mềm

Hiện nay, nhiều tổ chức giáo dục đều đã phổ cập các chương trình giảng dạy để đào tạo các kỹ sư phần mềm. Thông qua các lớp học lập trình chuyên sâu đó, bạn có thể nắm vững kỹ năng lập trình các phần mềm ứng dụng hiện đại như:

  • Xây dựng và lập trình các ứng dụng phổ biến trên internet như trang thông tin, mạng xã hội, các dịch vụ chia sẻ trực tuyến...
  • Tạo các ứng dụng truyền thông đa phương tiện như: âm nhạc, video...
  • Phát triển ứng dụng hoàn chỉnh và học cách xuất bản ứng dụng trên Google Play hoặc Apple Store.

Tuy nhiên, cách tạo phần mềm ứng dụng theo hình thức này thực sự tốn rất nhiều thời gian và công sức để học tập cũng như thực hành cách xây dựng các phần mềm. Và chỉ phù hợp với những ai đam mê và lựa chọn công việc kỹ sư phần mềm là công việc chính thì mới đủ thực lực để theo học lập trình.

Hợp tác lập trình phần mềm với công ty thiết kế ứng dụng

Hợp tác phát triển phần mềm với công ty thiết kế ứng dụng

Với tốc độ phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam ngày nay đều muốn mở rộng và tăng số lượng khách hàng biết đến thương hiệu thông qua các phần mềm ứng dụng, từ đó giúp tăng trưởng kinh doanh tốt hơn. Nhiều công ty thiết kế ứng dụng đã ra đời nhằm phục vụ các doanh nghiệp xây dựng phần mềm chất lượng, hiệu quả, tối ưu được quá trình sử dụng của khách hàng tốt hơn.

Đây cũng là một trong những cách tạo phần mềm ứng dụng mà nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang hướng tới vì có thể đáp ứng được mọi nhu cầu về xây dựng phần mềm ứng dụng từ đơn giản đến phức tạp, cũng như đảm bảo được hiệu suất của phần mềm với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp từ các công ty.

Quy trình tạo phần mềm ứng dụng

Cho dù bạn tự thiết kế ứng dụng hay thuê các freelancer/công ty thiết kế app chuyên nghiệp thì bạn cũng phải bắt đầu bằng cách nắm vững được quy trình thiết kế ứng dụng/sản phẩm. Bên dưới là quy trình 5 bước phổ biến trong thiết kế ứng dụng mobile (Android/iOS) đang được PSA Solutions áp dụng và khuyến khích các khách hàng áp dụng khi làm việc cùng chúng tôi.

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường

Phân tích tổng quan thị trường

Trước khi bắt đầu một hoạt động kinh doanh nào kể cả offline hoặc online thì bạn đều phải tiến hành nghiên cứu và phân tích thị trường trước. Việc phân tích thị trường chính xác sẽ giúp sản phẩm của bạn đạt được độ thích hợp nhất định khi gia nhập vào thị trường có nhiều đối thủ đang cạnh tranh.

Với mảng thiết kế app, bạn nên bắt đầu tìm hiểu về ngách sản phẩm/dịch vụ mà mình đang kinh doanh trước để xem hiện tại đã có những ứng dụng của đối thủ nào đang hoạt động chưa? Tình hình kinh tế, xã hội và chính trị ở quốc gia bạn đang sinh sống có hợp pháp để phát hành ứng dụng đó không? Đây là khâu khá quan trọng và là tiền đề để bạn có thể định lượng được ứng dụng của mình có đủ tính khả thi để triển khai hay không.

Tìm hiểu thị hiếu và nhu cầu của khách hàng

Không có gì chân thực bằng việc nghiên cứu rõ hành vi, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng mà bạn đang hướng tới. Cũng giống như việc không thể bán iPhone cho người có thu nhập thấp hoặc không thể bắt những khách hàng ở độ tuổi từ 50 đến 70 tuổi phải dùng mạng xã hội Facebook.

Khi đã tìm hiểu và xác định rõ được đối tượng của bạn là ai, công việc tiếp theo đó chính là làm rõ các vấn đề mà họ gặp phải và so sánh với ứng dụng mà mình sẽ phát hành có giải quyết được vấn đề đó không?

Một ví dụ điển hình cho việc ứng dụng đã đáp ứng được hành vi và nhu cầu của khách hàng đó là ứng dụng đặt xe Grab. Thật khó chịu khi văn hóa “ăn nhậu” của người Việt Nam lại bị hạn chế bởi quy định về nồng độ cồn khi lái xe cũng như quy định về an toàn giao thông.

Vậy vấn đề ở đây là gì? Đó chính là làm cách nào để những người Việt đang sống trong khu vực thành thị (TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng...) có thể tiệc tùng, uống bia thoải mái mà không còn lo ngại về vấn đề an toàn giao thông… các tài xế của ứng dụng Grab đã xuất hiện để giải quyết nhu cầu đó.

Và chính vì đánh đúng vào thị hiếu của người dùng về an toàn giao thông, đi lại thuận tiện, giá thành hợp lý, dễ dàng theo dõi lộ trình. Grab giờ đây đang là một trong những công ty công nghệ thành công nhất trong khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Xây dựng khung sườn của ứng dụng

Sau khi đã thu thập được các dữ liệu về thị trường và khách hàng, bạn sẽ cần vẽ nên một khung sườn thiết kế, mô hình và chức năng của ứng dụng. Những mô hình cơ bản nhất sẽ là tiền đề để những tính năng, giao diện, bố cục hoàn thiện của ứng dụng được hình thành.

Tạo ứng dụng

Tạo ứng dụng

Lúc này bạn hoặc đội ngũ lập trình viên của các công ty thiết kế ứng dụng sẽ tạo nên ứng dụng sẽ dựa vào khung sườn (wireframe) đã tạo ra trước đó. Lúc này, chúng ta có thể sử dụng các nền tảng tạo ứng dụng online để nếu bạn cần một ứng dụng đơn giản hoặc tạo ứng dụng từ các ngôn ngữ lập trình bạn đã được học như Java, Kotlin, Swift, Objective-C, JavaScript...

Kiểm tra lại ứng dụng trước khi phát hành

Một trong những công đoạn quan trọng nhất trước khi phát hành bất kì ứng dụng nào đó chính là kiểm tra lại tất cả các tính năng, thử nghiệm hành trình sử dụng của khách hàng để xem có gặp vấn đề, lỗi hiển thị, hay lỗi chức năng nào không để có hướng khắc phục kịp thời.

Phát hành/xuất bản ứng dụng

Giờ chính là lúc bạn tiến hành phát hành ứng dụng đến các khách hàng. Nếu bạn muốn phát hành ứng dụng Android lên chợ ứng dụng Google Play thì chỉ cần đăng ký tài khoản nhà phát triển (developer) sau đó đăng tải lên Google Play vì Google không yêu cầu quá khắt khe về khâu kiểm duyệt ứng dụng. Với ứng dụng iOS, bạn cũng làm tương tự như cần phải được đội ngũ kiểm duyệt ứng dụng trên App Store duyệt trước khi phát hành. Đừng quá lo lắng, bạn hãy làm theo hướng dẫn của họ, ứng dụng của bạn sẽ được chấp nhận.

Phát hành/xuất bản ứng dụng

Và cuối cùng là, xây dựng chức năng thôi thì chưa đủ. Để ứng dụng của bạn thu hút được lượng truy cập tốt hơn, bạn nên đầu tư ngân sách cho những chiến dịch quảng bá phù hợp để khách hàng biết đến nhiều hơn.

Như vậy, bài viết đã cung cấp các kiến thức cần biết về cách tạo phần mềm ứng dụng nhằm phục vụ các mục đích học tập, kinh doanh, giải trí ngày nay. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ sở hữu cho mình một phần mềm ứng dụng độc đáo, được nhiều người biết đến trong một ngày không xa!

phone-handsetphonecrossmenu