Vì là một đất nước nước đang phát triển, các doanh nghiệp chuyển đổi số ở Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để học hỏi và bước theo dấu chân thành công của các tập đoàn toàn cầu trong mảng 4.0 này. Vậy chuyển đổi số ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào? Doanh nghiệp Việt Nam có thể ứng dụng các công nghệ chuyển đổi số nào? PSA Solutions sẽ giúp độc giả giải đáp những câu hỏi này!
Ở các nước phát triển trên thế giới, chuyển đổi số đã đi được một chặng dược dài và đã tác động đáng kể đến nhận thức và hành động của các nhà lãnh đạo, các doanh nhân đến từ những tập đoàn danh tiếng. Thậm chí, các nhà quản lý tại những doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới hầu hết cũng đã áp dụng chuyển đổi số được một thời gian nhất định.
Microsoft nghiên cứu được rằng, chuyển đổi số đã khiến GDP khu vực Châu Á & Thái Bình Dương tăng từ 6% (năm 2017) đến 60% (năm 2021). Còn nghiên cứu của McKensey cho thấy rằng, chuyển đổi số sẽ ảnh hưởng tích cực đến GDP Mỹ là 25% và các nước Châu Âu khác là 36% vào năm 2025.
Microsoft cũng khảo sát được rằng, tại Châu Á, 44% trong số 615 doanh nghiệp được hỏi đã rất thỏa mãn khi đo lường được sự thành công của công ty nhờ ứng dụng chuyển đổi số. Vì vậy, để có thể sống sót tốt và trở nên đột phá trên thị trường toàn cầu, chuyển đổi số là yếu tố bắt buộc và vô cùng cấp bách.
Chuyển đổi số ở Việt Nam đã trở nên mạnh mẽ hơn nhờ diễn biến khó lường của dịch Covid-19. Giãn cách xã hội đã buộc các doanh nghiệp Việt áp dụng chuyển đổi số trong quá trình quản lý, mua bán & giao dịch, tiếp xúc với khách hàng và marketing online. Ngoài ra, việc quản lý nội bộ doanh nghiệp trực tuyến như họp online, đánh giá & phân công công việc cũng được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, theo báo cáo từ Bộ Công Thương, mức độ sẵn sàng ứng dụng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt, thì chỉ có 82% trong số đó là mới bắt đầu, 61% trả lời rằng chưa sẵn sàng và 21% doanh nghiệp đang có những bước chuẩn bị. Trong đó, có đến 16 trong số 17 ngành chỉ sẵn sàng chuyển đổi số ở mức thấp.
>>Xem thêm: Kinh nghiệm từ 4 tài học chuyển đổi số thành công trên thế giới
Khi áp dụng chuyển đổi số ở Việt Nam vào thực tiễn, doanh nghiệp gặp phải những rào cản lớn sau đây:
Để thành công trong chuyển đổi số thì cơ sở hạ tầng công nghệ phải đảm bảo về mặt ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, nhân sự cũng đòi hỏi kỹ năng để làm chủ công nghệ mới. Tuy vậy, doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng tốt cả 2 yếu tố.
Theo khảo sát mà VCCI đã triển khai, có hơn 55,6% doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn về tài chính khi thực hiện chuyển đổi số. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt mặc định rằng chuyển đổi số chỉ dành cho doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp có nguồn vốn khiêm tốn sẽ tập trung phát triển và kinh doanh để đạt lợi nhuận trong ngắn hạn.
Tại Việt Nam, các chương trình đào tạo về chuyển đổi số một cách bài bản cho các chủ doanh nghiệp thường rất hiếm. Vì vậy nhà lãnh đạo sẽ khó mà triển khai chuyển đổi số thành công. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn đã và đang thành công với tư duy kinh doanh truyền thống nên ngại thay đổi.
Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua các rào cản trong quá trình chuyển đổi số, PSA Solutions cung cấp các dịch vụ sau:
PSA Solutions mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình và những bước đi phù hợp trong chuyển đổi số ở Việt Nam.