Với sự gia tăng của nhiều thương hiệu, mặt hàng, mẫu mã sản phẩm đa dạng, việc quản lý kho hàng giờ đây đã và đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp đang quản lý hàng hóa theo sổ sách truyền thống. Chính vì vậy, phần mềm giám sát hàng hóa đã được nhiều đơn vị lập trình phát triển để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giám sát kho vận một cách đơn giản, khoa học và hiệu quả nhất. Vậy phần mềm giám sát hàng hóa hoạt động như thế nào và công dụng ra sao? Cùng PSA Solutions tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới đây nhé.
Đối mặt với nhiều thách thức trong việc quản lý, giám sát hàng hóa, nhiều doanh nghiệp đau đầu tìm kiếm phương án quản lý tốt hơn. Kể cả các bộ phận nhân sự cấp cao đến cấp thấp đều quản lý hàng hóa và trao đổi thông tin thông qua các phần mềm giao tiếp thông thường. Các phần mềm này không được tối ưu hóa trong việc kiểm soát số lượng hàng hóa, trao đổi thông tin mã hàng cho các bên giao dịch cũng như không hỗ trợ được việc lưu trữ thông tin hàng hóa số lượng lớn.
Khác biệt gì khi trang bị phần mềm giám sát hàng hóa cho doanh nghiệp?
Phần mềm giám sát hàng hóa là phần mềm chuyên dụng, được phát triển để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý và giám sát thông tin hàng hóa một cách chính xác, hệ thống hóa mọi quy trình kiểm soát. Thông thường phần mềm sẽ cung cấp các tính năng hỗ trợ báo cáo tồn kho, giám sát mã hàng hóa bằng mã vạch, kiện hàng, lô hàng, giám sát vận tải, giao nhận, quản lý nhân sự phụ trách, kiểm kê thất thoát hàng hóa, báo cáo tổng nhập hàng hóa,...
Các báo cáo thiết lập theo nhiều tiêu chí và hiển thị trực quan giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tình hình kinh doanh.
Giám sát hàng hóa là một trong những khâu quản lý quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng nên cân nhắc sử dụng hệ thống chuyên nghiệp. Dưới đây là một số lĩnh vực trọng điểm cần ưu tiên sử dụng phần mềm giám sát hàng hóa:
Là ngành hàng đặc trưng với số lượng hàng hóa khổng lồ, phân loại phức tạp từ nguồn nhà cung cấp. Không chỉ dừng lại ở đó, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử còn đau đầu trong việc quản lý giao nhận, kiểm soát 2 đầu nhập/xuất cũng như kiểm soát mã hàng hóa chính xác, giảm trừ thất thoát và hỗ trợ đội ngũ kiểm kê làm việc hiệu quả nhất.
Tương tự như ngành hàng thương mại điện tử, ngành hàng retail (bán lẻ) cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình quản lý hàng hóa đơn giản. Mặc dù ít ngành hàng hơn các công ty thương mại điện tử, nhưng sự đa dạng mẫu mã hàng hóa cùng các quy trình giao/nhận, xuất/nhập hàng hóa phức tạp cũng rất cần đến một phần mềm giám sát hàng hóa chuyên dụng để hỗ trợ quản lý khoa học nhất.
Được đánh giá là một trong những lĩnh vực đòi hỏi khâu quản lý chính xác, hệ thống phức tạp. Với logistics, việc giám sát hàng hóa/hải quan không chỉ dừng lại ở kho hàng, đội ngũ quản lý còn phải chịu trách nhiệm trong việc quản lý giấy tờ thông quan, giám sát hải quan, cập nhật các tài liệu khai quan, quản lý công (container), kê khai báo duyệt vận tải,... và rất nhiều hoạt động khác cần đến hệ thống quản lý chuyên nghiệp nhằm tránh xảy ra các sai sót.
Đơn giản hơn các ngành hàng trên, nhưng việc quản lý hàng hóa, sản phẩm cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Phần mềm giám sát hàng hóa sẽ phần nào hỗ trợ được đội ngũ quản lý trong việc giám sát hàng hóa, nguyên vật liệu, thực phẩm trong nhà hàng khách sạn chính xác hơn, tránh hư hỏng, kiểm kê sai sót.
>>Xem thêm: Quy trình 5 bước xây dựng phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp
Chức năng này phù hợp với dòng sản phẩm công nghệ, điện tử để kiểm soát được nguồn gốc, check sản phẩm thật giả theo nhà cung cấp.
Quản lý tồn kho bằng mã Barcode, phương pháp quản lý thông minh tiết kiệm thời gian.
Hệ thống sẽ lưu trữ toàn bộ các dữ liệu nhập xuất kho một cách cụ thể đầy đủ nhất
Cho phép phân quyền cho nhân viên vào mục kho hàng để quản lý kho.
Được xây dựng với nhiều tính năng hiện đại, cải thiện được quy trình giám sát hàng hóa của nhiều doanh nghiệp. Ưu và nhược điểm bạn cần cân nhắc khi tìm hiểu, xây dựng ứng dụng này là gì?
Tùy vào tính năng và yêu cầu của từng doanh nghiệp mà có thể phát sinh chi phí phát triển cao. Ngoài ra rủi ro về chất lượng app khi bạn hợp tác với các đơn vị lập trình kém uy tín cũng ảnh hưởng đến độ ổn định của phần mềm giám sát bán hàng.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về phần mềm giám sát bán hàng có thể bạn đang quan tâm. Không chỉ cần tìm hiểu về tính năng, ưu nhược điểm, mà khi bắt tay vào thiết lập phần mềm cho doanh nghiệp của bạn, bạn cũng nên cân nhắc về chi phí, đơn vị triển khai và cả mô hình doanh nghiệp của mình để xem có phù hợp hay không nhé.