Bài viết

Quy trình 5 bước xây dựng phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp

By Lap Nguyen on Tháng Mười 27, 2022

Để thiết lập được một phần mềm quản lý sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp cần chú ý những yếu tố nào? Và quy trình xây dựng phần mềm ra sao?

Để xây dựng một phần mềm quản lý sản xuất cần 5 bước cơ bản, bao gồm: 1. Lên ý tưởng, xác định những tính năng cần thiết, 2. Liên hệ và tìm hiểu các đơn vị lập trình phần mềm, 3. Vạch ra ngân sách triển khai phần mềm, 4. Triển khai thiết kế phần mềm, 5. Theo dõi và chỉnh sửa phần mềm trước khi phát hành.

Ngoài những bước trên, doanh nghiệp còn cần chú ý thêm những vấn đề nào khác nữa? Hãy cùng PSA Solutions tìm hiểu rõ hơn trong các nội dung hữu ích dưới đây!

Phần mềm quản lý sản xuất là gì?

phan-mem-quan-ly-san-xuat-la-gi

Phần mềm quản lý sản xuất được biết đến là một trong các giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể, có tên viết tắt là ERP. Công dụng chính của phần mềm chính là quản lý, sắp xếp các thông tin liên quan đến kế hoạch sản xuất, nguyên vật liệu, nhà cung cấp, nhân công, và cả những tác vụ chuyên môn cao như việc duy trì quan hệ với các khách hàng tiêu dùng.

Do được tổng hợp toàn bộ các tác vụ cần thiết trong quản lý sản xuất, bao gồm cả việc lập kế hoạch sản xuất - MRP, phần mềm quản lý sản xuất giúp tăng năng suất quản lý sản phẩm, từ giai đoạn thiết kế cho đến kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp cả về thời gian và công sức vô cùng hiệu quả.

Tại sao doanh nghiệp nên trang bị phần mềm quản lý sản xuất

Phần mềm ERP tốn rất nhiều công sức để xây dựng và có giá thành không hề rẻ, vậy tại sao đây vẫn là phương thức tối ưu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn? Cùng điểm qua các lợi ích mà phần mềm quản lý sản xuất mang lại cho doanh nghiệp dưới đây:

Theo dõi chi tiết tiến độ sản xuất của doanh nghiệp

Phần mềm quản lý sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi chi tiết tiến độ sản xuất theo quy trình ngày, tháng, năm, đồng thời là toàn bộ các thông tin đến sản phẩm và quá trình sản xuất như tình trạng máy móc, độ tồn nguyên vật liệu, thời giao giao - nhận hàng,... Từ đó, chủ doanh nghiệp dễ dàng đưa ra những phương án sản xuất tiếp theo như quyết định nhập - xuất hàng, kiểm soát giá thành sản phẩm,...

Kiểm soát giá thành

ERP cũng hỗ trợ doanh nghiệp tính giá sản phẩm theo nguyên vật liệu. Các thông tin liên quan đến chi phí sản xuất, khấu hao sản phẩm sẽ được trình bày đầy đủ, giúp người quản lý thấy được bức tranh tổng thể về việc thâm hụt chi phí, qua đó đánh giá chính xác tình hình doanh nghiệp.

Quản lý kho doanh nghiệp

quan-ly-kho-doanh-nghiep 

Phần mềm quản lý sản xuất sẽ cung cấp những số liệu cụ thể về quá trình xuất, nhập và cả số lượng hàng tồn kho. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra kế hoạch cụ thể về cách phân bổ hàng hóa tối ưu.

Kiểm soát chất lượng sản xuất

Phần mềm liên kết, tổng hợp công việc và số liệu của từng bộ phận, dễ dàng tính toán chính xác năng suất nhân sự và chất lượng nguyên vật liệu, sản phẩm.

Kiểm soát công nợ

Với khả năng tính toán chính xác công nợ, ERP giúp doanh nghiệp kiểm soát công nợ phải thu, đồng thời định hạn kỳ thanh toán giúp doanh nghiệp thu hồi và luân chuyển dòng tiền hợp lý.

Quy trình 5 bước xây dựng phần mềm quản lý sản xuất

5 bước thiết lập và lên quy trình thiết kế phần mềm quản lý sản xuất:

Bước 1: Lên ý tưởng, xác định những tính năng cần thiết

Bước đầu tiên để phát triển một phần mềm quản lý sản xuất chính là xác định những tính năng cần thiết của phần mềm. Tùy thuộc vào đặc trưng của doanh nghiệp, mỗi một mô hình sản xuất sẽ có những nhu cầu quản lý khác nhau.

Vì thế, việc chỉ ra đích danh những nhu cầu và phạm vi áp dụng của phần mềm vào sản xuất doanh nghiệp sẽ giúp phần mềm phát huy tối đa công năng, hỗ trợ doanh nghiệp vận hành trơn tru và đưa đến những hiệu quả tốt.

Bước 2: Liên hệ và tìm hiểu các đơn vị lập trình phần mềm

len-y-tuong-thiet-ke-phan-mem-quan-ly-san-xuat

Sau khi đã định hình được chính xác những nhu cầu và mong muốn cụ thể của doanh nghiệp cho một phần mềm ERP, bước tiếp theo chính là tìm hiểu đơn vị lập trình.

Đơn vị lập trình sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn việc xây dựng, phát triển và đảm bảo phần mềm hoạt động đúng mục đích theo hướng phát triển của doanh nghiệp.

Giới thiệu: PSA Solutions - đơn vị thiết kế app mobile uy tín tại HCM

Nếu bạn muốn sở hữu một phần mềm quản lý sản xuất chất lượng cao, đảm bảo các dịch vụ tiện ích được tích hợp và được hỗ trợ toàn diện từ lập trình viên chuyên nghiệp thì hãy đến PSA Solutions.

Với hơn 8 năm hoạt động, PSA Solutions chúng tôi cam kết mang đến các gói dịch vụ tốt nhất với giá cực kỳ ưu đãi trên thị trường. Bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ trên cả 2 hệ điều hành iOS và Android:

  • Giao diện thiết kế chuyên nghiệp, đáp ứng đầy đủ các tính năng.
  • Sáng tạo trong từng sản phẩm theo đúng yêu cầu khách hàng, tạo nét riêng độc quyền doanh nghiệp.
  • 100% hỗ trợ kỹ thuật và bảo hành nâng cấp định kỳ trong tương lai.
  • Mức giá cạnh tranh và đi kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.
  • Cam kết bảo mật thông tin, cơ sở dữ liệu và bàn giao lại mã nguồn.
  • Hỗ trợ 24/7 tận tình và đội ngũ nhân viên giải đáp thắc mắc cực kỳ nhanh chóng.
  • Quy trình làm việc chuyên nghiệp: Nhận yêu cầu → Phân tích tính năng và Đưa ra kết quả tư vấn → Thiết kế hệ thống → Lập trình và kiểm thử phần mềm, kiểm duyệt → Triển khai và bàn giao.

Đã triển khai các dự án vô cùng thành công và bàn giao khách hàng: ExtraCare Pharmacity - Ứng dụng đặt thuốc online, Ecommerce (ARTO Gallery), Giao Thông Vận Tải (Vé Xe Rẻ), Dinh Dưỡng (OXIL Challenger). Với những ưu điểm trên, nếu bạn đang có ý định đầu tư cho doanh nghiệp của mình ứng dụng điện thoại với giao diện chuyên nghiệp, tốc độ tải nhanh và thân thiện với người dùng thì PSA Solutions là giải pháp thiết kế App cho doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số.

Bước 3: Vạch ra ngân sách triển khai phần mềm

trien-khai-phan-mem-quan-ly-san-xuat

Chi phí cho một phần mềm quản lý sản xuất bao gồm:

  • Chi phí phần mềm
  • Chi phí triển khai
  • Chi phí hỗ trợ trong quá trình xây dựng phần mềm

Tùy vào mục đích và độ phức tạp, phần mềm ERP thiết kế riêng cho mỗi doanh nghiệp sẽ có mức chi phí khác nhau. Vì vậy, việc đàm phán, thống nhất về giá cả ngay từ thời điểm ban đầu với nhà lập trình sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đề xuất ngân sách triển khai.

Tuy nhiên, quá trình triển khai một phần mềm ERP là không dễ dàng. Vì vậy, việc chia lịch triển khai rõ ràng, tiến hành cân đối chi phí qua từng giai đoạn sẽ giúp kiểm soát và cân đối chi phí tốt hơn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên dành ra một khoản ngân sách dự phòng, dành riêng cho những vấn đề phát sinh không lường trước trong quá trình triển khai phần mềm.

>>Tham khảo thêm: Bảng giá thiết kế App mobile cho doanh nghiệp 2022

Bước 4: Triển khai thiết kế phần mềm

Đây được đánh giá là quá trình tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nhất. Trong giai đoạn này, nhà lập trình sẽ bắt đầu khởi động và vận hành dự án triển khai ERP thông qua các bước khảo sát, thiết lập, xây dựng, chỉnh sửa và đào tạo nhân lực sử dụng.

Bước 5: Theo dõi và chỉnh sửa phần mềm trước khi phát hành

Sau khi phần mềm ERP đã được xây dựng hoàn chỉnh, doanh nghiệp và nhà lập trình sẽ cùng quan sát và chỉnh sửa lại sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp.

Trong bước này, doanh nghiệp cần có người dùng thử nghiệm, có thể lựa chọn trực tiếp từ nhân viên bộ phận, để đưa ra cái nhìn khách quan nhất.

Tóm lại

Trên đây là 5 bước xây dựng quy trình phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp. Tuy quá trình thực hiện khá phức tạp và mất nhiều công sức, nhưng khi hoàn thiện, ERP sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều nhân lực và thời gian, hỗ trợ và kiểm soát quá trình kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

phone-handsetphonecrossmenu