Bài viết

Chuyển đổi số là gì? Ứng dụng chuyển đổi số trong kinh doanh như thế nào?

By Papillon on Tháng Bảy 23, 2021

Chuyển đổi số là gì? Và tại sao doanh nghiệp lại cần phải triển khai các hoạt động chuyển đổi số? Cùng tìm hiểu những thông tin này qua bài viết hữu ích dưới đây nhé!

“Lệnh giãn cách” chính là một trong những từ khóa có lượng tìm kiếm nhiều nhất hiện nay trên nền tảng Google, cùng với lệnh này mà nhiều doanh nghiệp phải chật vật để kinh doanh và vận hành online trong mùa dịch. Trong bối cảnh khó khăn đó, xu hướng chuyển đổi số đã phát triển mạnh mẽ, hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa mọi hoạt động và cũng giúp tăng trưởng về doanh số tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu xem chuyển đổi số là gì? Và tại sao lại được xem là xu hướng chuyển đổi hiệu quả trong kinh doanh nhé!

Chuyển đổi số là gì? Ứng dụng chuyển đổi số trong kinh doanh như thế nào?

Chuyển đổi số là gì? Xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam

Chuyển đổi số (digital transformation) là một định nghĩa còn khá mới mẻ ở Việt Nam trong 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, tại các quốc gia phát triển châu Âu và châu Mỹ, chuyển đổi số gần như là hướng đi chính cho mọi loại hình doanh nghiệp.

Chuyển đổi số là gì? Xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam

Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực như: retail (bán lẻ), FMCG (hàng hóa tiêu dùng), F&B (ăn uống, nhà hàng, cafe), e-commerce (thương mại điện tử), Finance (Tài chính), Technology (Công nghệ).... đều đã và đang ứng dụng mô hình chuyển đổi số mạnh mẽ để tăng trưởng cả về doanh số và quy mô tổ chức.

Ở Việt Nam, xu hướng chuyển đổi số đang dần được chú trọng và tập trung phát triển. Cụ thể hơn, trong giai đoạn 5 năm từ 2021 - 2025, chính phủ và các cấp nhà nước Việt Nam đã đề xuất nhiều phương án chuyển đổi số khác nhau như: Dữ liệu lớn (Big data), Cloud Computing (Điện toán đám mây), Internet vạn vật (IoT), phần mềm ứng dụng (application software)... đây là những ứng dụng công nghệ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp cải thiện được quá trình kinh doanh, vận hành tổ chức...

Ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Với những dự đoán tích cực về xu hướng chuyển đổi số, hãy cùng xem những ứng dụng của hoạt động này trong các phần tiếp theo của bài viết dưới đây:

Ứng dụng Big Data trong kinh doanh

Ứng dụng Big Data giúp doanh nghiệp kiểm soát mọi chỉ số kinh doanh

Ứng dụng Big Data giúp doanh nghiệp kiểm soát mọi chỉ số kinh doanh.

Theo báo cáo của tập đoàn kiểm toán hàng đầu thế giới KPMG, 97% trong số 830 các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ đã và đang ứng dụng Big Data (dữ liệu lớn) cho doanh nghiệp của mình.

Nhờ vào việc ứng dụng Big Data, các doanh nghiệp đã có thể phân tích mọi dữ liệu kinh doanh, nắm rõ các chỉ số, đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả hơn giúp cải thiện tình hình kinh doanh chung và hiệu suất doanh nghiệp nói riêng.

Big Data có thể hiểu đơn giản là việc doanh nghiệp sử dụng các nền tảng, hệ thống, ứng dụng giúp thu thập các dữ liệu quan trọng trong kinh doanh một cách tối ưu hơn như: chỉ số tài chính, thông tin khách hàng, thông tin thị trường, phân tích chỉ số đối thủ, xu hướng mua sắm, thị phần doanh nghiệp... và việc nắm rõ các chỉ số này cũng là đòn bẩy để doanh nghiệp có hướng hoạt động chính xác hơn.

Ứng dụng điện toán đám mây trong kinh doanh

Điện toán đám mây vẫn chưa được khai thác nhiều tại Việt Nam.

Điện toán đám mây vẫn chưa được khai thác nhiều tại Việt Nam.

Cloud Computing (điện toán đám mây) được định nghĩa là hình thức cung cấp các công nghệ, tài nguyên máy tính thông qua mạng lưới Internet hiện đại. Với điện toán đám mây, doanh nghiệp sẽ cho phép người dùng được sử dụng các tài nguyên công nghệ, năng lượng điện toán hiện đại, tận dụng cơ sở dữ liệu đám mây khổng lồ để phục vụ nhu cầu sử dụng Internet cá nhân của họ.

Một ví dụ điển hình cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ dựa trên điện toán đám mây đó là Google với các ứng dụng như: Gmail, Google Calendar, Google Docs... và các nền tảng như SalesForce, Dropbox...

Ứng dụng IoT trong doanh nghiệp

Internet vạn vật - Dấu hiệu của kỷ nguyên hiện đại mới

Internet vạn vật - Dấu hiệu của kỷ nguyên hiện đại mới.

Internet vạn vật (IoT) là một khái niệm khá mới nhưng đã được ứng dụng rất nhiều tại Mỹ và những năm gần đây tại Việt Nam. Có thể hiểu IoT là việc kết nối, cải tiến các thiết bị trong đời sống với hệ thống dữ liệu trên máy tính. Dữ liệu được lưu trữ trên Cloud Service tập trung, sau đó các dữ liệu sẽ được xử lý để hoàn thiện quy trình tự động hóa trong nhà ở, trường học, cửa hàng và doanh nghiệp.

Một số ví dụ điển hình của IoT là: Smarthome - nhà thông minh với tất cả thiết bị như Tivi, máy lạnh, đèn, công tắc điện... được điều khiển bằng ứng dụng di động...

Ứng dụng phát triển phần mềm trong doanh nghiệp

Phát triển ứng dụng tăng hiệu quả trong kinh doanh online

Phát triển ứng dụng tăng hiệu quả trong kinh doanh online.

Một trong những từ khóa hot nhất hiện nay, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh vẫn còn chưa được kiểm soát đó chính là phần mềm ứng dụng. Nhiều doanh nghiệp đã chọn hướng đi chuyển đổi tất cả các tài nguyên kinh doanh lên các nền tảng online, cụ thể hơn là app bán hàng bằng việc phát triển app mua sắm cho khách hàng của mình, cắt giảm hết các hoạt động mua sắm trực tiếp, thanh toán không tiền mặt, giao nhận nhanh...

Cũng chính vì hiệu quả hơn so với các phương án kinh doanh khác, cũng như đáp ứng được nhu cầu mua sắm online không ngừng của khách hàng, phương án làm app được rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng và cải tiến không ngừng.

Tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, PSA Solutions là một trong những công ty lập trình - phát triển app chuyên nghiệp được đánh giá cao thông qua các dự án đã thực hiện, tiêu biểu trong đó là dự án app đặt vé xe - Vexere cũng như nhiều đánh giá tích cực từ đối tác quốc tế trên nền tảng Upwork.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang thực sự muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi chuyển đổi số là gì? Thì phương án làm app chính là phương án hiệu quả và tối ưu nhất trong thời điểm hiện tại. Hãy liên hệ PSA Solutions để được tư vấn các giải pháp cũng như chọn được phương án triển khai tốt nhất cho doanh nghiệp của mình nhé!

phone-handsetphonecrossmenu