Theo McKinsey & Forbes, với con số 74% dự án không đạt mục tiêu, chuyển đổi số đã trở thành một trong các lĩnh vực sở hữu khả năng thất bại lớn nhất. Tuy nhiên, xu hướng chuyển đổi số vẫn đang lên ngôi trong thời đại này, nhờ sự quan tâm xen lẫn với tâm lý không muốn bị bỏ lại so với thời cuộc của các chủ doanh nghiệp. PSA Solutions sẽ làm rõ sự lên ngôi của xu hướng chuyển đổi số trong bài viết này.
Tại sao doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại?
Mỗi doanh nghiệp có một tình huống chuyển đổi số khác nhau, nên nguyên nhân thất bại khi áp dụng chuyển đổi số cũng muôn hình vạn trạng. Dẫu vậy, các nguyên nhân thất bại vô cùng đa dạng của việc chuyển đổi số đều bắt nguồn từ 9 căn nguyên cốt lõi sau đây:
- Cấp quản lý và lãnh đạo không truyền đạt tầm quan trọng của chuyển đổi số: Có thể quản lý cấp cao không hiểu được tại sao phải chuyển đổi số, hoặc họ gặp khó khăn trong việc truyền cảm hứng chuyển đổi số đến nhân viên, khiến nhân viên không hiểu rõ tổ chức đang làm gì.
- Doanh nghiệp chưa nhìn nhận rõ ràng động lực và mục tiêu chuyển đổi số: Điều này có thể dẫn đến việc chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp không đầy đủ, khiến việc chuyển đổi số trở thành thời vụ, không có lộ trình rõ ràng.
- Chưa có bộ phận chuyên về chuyển đổi số: Khi chuyển đổi số, công ty thường giao thêm đầu việc cho các nhân sự hiện tại, vốn dĩ có chuyên môn trong lĩnh vực khác (kế toán, hành chính nhân sự,...) sẽ gây ra thất bại. Chuyển đổi số thành công cần có sự đóng góp của đội ngũ chiến lược.
- Nội bộ mâu thuẫn: Nội bộ công ty mâu thuẫn, không đồng lòng, thiếu thống nhất sẽ tạo nên những rào cản nhất định trong quá trình chuyển đổi số.
- Ứng dụng công nghệ mới, nhưng tư duy cũ: Để chuyển đổi số thành công, mọi nhân viên lẫn nhà quản lý đều cần phải thay đổi tư duy của mình, khiến bản thân luôn tích cực đón chào những kiến thức mới, biến đổi mới trong nền công nghệ số.
- Doanh nghiệp chưa chọn đúng công nghệ chuyển đổi số phù hợp với nhu cầu: Dù công nghệ số có hiện đại đến thế nào nhưng nguồn lực doanh nghiệp không thể đáp ứng, cũng như khập khiễng với nhu cầu thực sự của doanh nghiệp thì cũng không mang lại kết quả tốt.
- Doanh nghiệp không chú trọng đến trải nghiệm khách hàng: Nếu chuyển đổi không mang hiệu quả đến trải nghiệm của khách hàng thì sẽ khiến doanh nghiệp lỡ mất cơ hội, vì khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm, dịch vụ từ đối thủ của bạn.
- Chưa xem trọng cơ sở dữ liệu: Trong thời đại chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu là một trong những yếu tố then chốt dẫn dắt doanh nghiệp đi đến thành công. Các doanh nghiệp truyền thống khi mới chuyển đổi số sẽ có nguồn cơ sở dữ liệu hạn chế, và thậm chí bỏ qua yếu tố này.
- Chưa tiếp quản được công nghệ mới: Các doanh nghiệp khi chuyển đổi số, nhờ có sự hỗ trợ từ các chuyên gia (hoặc bên thứ 3), đã trở nên rất thành công trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi chuyên gia (hoặc bên thứ 3) rời đi, doanh nghiệp không thể làm tốt như trước kia.
Tại sao xu hướng chuyển đổi số lên ngôi?
Mặc cho vẫn còn tồn tại một số rủi ro tiềm ẩn, nhưng xu hướng chuyển đổi số sẽ hứa hẹn xóa mờ đi ranh giới giữa thế giới vật lý và thế giới ảo. Tại sao xu hướng chuyển đổi số lại được ngày một nhiều doanh nghiệp “săn đón” trong năm 2021 như vậy? Hãy theo dõi những lời giải đáp dưới đây!
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh mẽ từ tháng 4/2021 tại Việt Nam. Nhờ đợt giãn cách xã hội vô cùng chặt chẽ và dài đằng đẵng này, mọi doanh nghiệp dù muốn hay không vẫn phải bắt tay vào số hóa, rồi chuyển đổi số để có thể cứu vãn hoạt động kinh doanh. Cũng nhờ dịch bệnh, nhu cầu tăng cao nên các công cụ số, công nghệ số cũng trở nên phát triển hơn bao giờ hết.
Các doanh nghiệp trong nước cũng cạnh tranh gay gắt hơn. Trong thế giới số 4.0, thị trường kinh doanh thay đổi, phát triển từng giây một. Nếu không bắt kịp thời đại, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tụt lùi lại phía sau, nhường chân cho các đối thủ. Vì vậy, chuyển đổi số là một giải pháp cạnh tranh hiệu quả mà doanh nghiệp lựa chọn.
Xu hướng chuyển đổi số từ năm 2021 trở đi
Năm 2021 dần khép lại, để lại nhiều bài học quý giá về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp sau bối cảnh dịch bệnh. PSA Solutions cũng rút ra được những xu hướng chuyển đổi số mà mọi doanh nghiệp cần cân nhắc, bởi chúng sẽ dần trở thành một yếu tố vận hành kinh doanh thiết yếu sau này. Những xu hướng chuyển đổi số đó chính là: Làm việc từ xa; Phát triển lực lượng lao động số và Điện toán đám mây.
Hy vọng những kiến thức mà PSA Solutions cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xu hướng chuyển đổi số và nắm được những bước đi cần thiết trong tương lai!